62 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04/10/1961 – 04/10/2023) và 22 năm Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy (04/10/2001 – 04/10/2023).
Cách đây 62 năm, ngày 4 tháng 10 năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 53/SL ban hành “Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC”, đây được coi là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (nay là Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ). Trải qua 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ý nghĩa ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy
Toàn dân phòng cháy và chữa cháy là hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân có sự lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm thực hiện các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, góp phần đẩy mạnh phong trào quần chúng. Đó cũng chính là ý nghĩa ngày phòng cháy chữa cháy 4/10.
Xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy là một biện pháp thường xuyên và lâu dài, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy. Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ tổ chức vận động quần chúng.
Tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy
Công tác phòng cháy chữa cháy là một việc làm hết sức quan trọng, bởi phòng cháy chữa cháy giúp hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà cháy nổ gây ra về người và tài sản. Hỏa hoạn, cháy nổ trong đời sống hàng ngày có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chính vì vậy nếu không có những biện pháp kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản, không những vậy còn có thể ảnh hưởng đến những khu vực lân cận.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của bản thân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
Để giảm thiểu những vụ cháy nổ xảy ra tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, hay các hộ gia đình cần trang bị những thiết bị giúp phòng cháy, chữa cháy như bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống chữa cháy, còi báo cháy, kiểm tra hệ thống điện, ổ cắm điện…
PCCC là trách nhiệm chung của toàn xã hội, bởi an toàn PCCC liên quan mật thiết đến tính mạng, tài sản của tất cả mọi người. Vì thế, cùng với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, mỗi người dân, mỗi chính quyền địa phương, mỗi cơ quan, đoàn thể cần tích cực tham gia phong trào toàn dân PCCC, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Có như vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC mới đạt được hiệu quả.
9 tháng năm 2023, cả nước xảy ra 1.485 vụ cháy, nổ, làm 132 người chết và 115 người bị thương, thiệt hại ước tính 210,5 tỷ đồng, giảm 60,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Để bảo đảm an toàn PCCC và thoát nạn, Bộ Công an khuyến cáo các việc cần làm khi xẩy ra cháy: Cần bình tĩnh thông báo cho mọi người biết và tìm cách thoát khỏi đám cháy nhanh nhất không dùng thang máy để thoát nạn khi di chuyển cần hạ thấp cơ thể, dùng khăn, vải ướt bịt mồm, mũi để tránh ngạt khói. Mỗi hộ gia đình cần có bình chữa cháy và lối thoát nạn dự phòng.
Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt thường xuyên kiểm tra, kịp thời thay thế thiết bị điện và mạng điện hư hỏng khi sử dụng bếp ga, bếp điện, bàn là… phải có người giám sát ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC