Người ta nói rằng một nửa trong cuộc chiến hoàn thành mục tiêu chính là việc thiết lập mục tiêu. Và một nửa còn lại là tìm ra động lực để hoàn thành mục tiêu đã được đặt ra dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trên thực tế, không có nhiều người thực sự giỏi trong một nửa còn lại của cuộc chiến này.
Trong hầu hết các trường hợp, người ta kết thúc với việc từ bỏ hoặc thất bại, và thật buồn khi chúng ta phải nhìn thấy điều đó sau nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu. Vì thế, với những ai đang đấu tranh để hoàn thành mục tiêu của mình, đề nghị của tôi là hãy cân nhắc những chiến lược được đưa ra dưới đây. Hơn thế nữa, trước hết là cần phải hiểu vì sao chúng ta phải tiếp tục cố gắng để hoàn thành mục tiêu của mình.
Vì sao chúng ta cần phải đấu tranh để hoàn thành mục tiêu của mình?
Trong hàng sa số những lý do dẫn đến việc không thể hoàn thành mục tiêu, chúng ta có thể tập hợp thành việc thiếu hai thứ sau đây: động lực và kiên nhẫn.
Động lực là mong muốn để hoàn thành điều gì đó. Nếu bạn không có động lực, bạn sẽ sớm rơi vào cạm bẫy của những lời bào chữa, đơn giản như: Oh, tôi không thích làm điều đó hôm nay.
Trái lại, kiên nhẫn giúp bạn duy trì trong một khoảng thời gian dài. Nhiều mục tiêu mà bạn đặt ra thường là những thứ không thể đạt được chỉ trong một ngày hoặc một tuần. Bạn cần phải có kiên nhẫn – thứ nhắc nhở bạn rằng những việc bạn đang làm là đang giúp bạn đạt đến mục tiêu của mình. Nếu không, bạn sẽ làm mọi thứ cách hấp tấp, ẩu tả và dẫn đến thất bại. Kiên nhẫn là thứ mà chỉ có bạn có thể làm được. Đây thực sự không phải là một loại chiến lược nào cả vì kiên nhẫn là một khía cạnh tự kiểm soát bản thân mình.
Dù rằng có rất nhiều lời khuyên và chiến lược, nhưng động lực luôn có bắt nguồn khác nhau. Có nhiều cách để bạn đạt được mục tiêu, và không có một con đường đặc biệt nào dành riêng cho bạn.
Chiến lược để hoàn thành mục tiêu
Dưới đây là một vài chiến lược mà bạn có thể ghi nhớ để giúp việc hoàn thành mục tiêu dễ dàng hơn. Không có một tiêu chuẩn vàng nào cho việc thiết lập mục tiêu và hoàn thành chúng, nhưng tất cả sẽ nhường chỗ cho bạn để trải nghiệm.
Hãy thử những chiến lược dưới đây trong vòng ít nhất là một vài tháng để nhìn thấy những thay đổi. Từ đó, hãy bắt đầu thực hiện những điều chỉnh để có những thay đổi tốt hơn cho quá trình đạt được mục tiêu của bạn.
1. Thiết lập những mục tiêu SMARTER
Nếu phải có một một chuẩn mực vàng cho mục tiêu, thì điều tôi muốn nói đó là hệ thống mục tiêu SMART. Khi mọi người nói về mục tiêu, phương pháp đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi chính là hệ thống này. Tuy nhiên, hệ thống này đã được mở rộng và trở thành hệ thống mục tiêu SMARTER.
SMARTER là thứ cũng giống như SMART. Bạn vẫn thiết lập những mục tiêu cụ thể (specific – S), có thể đo lường được (measureable – M), có thể đạt được (achievable – A), thực tế (realistic – R), và kịp thời (timely – T), và ER là viết tắt của đánh giá (evaluated – E) và điều chỉnh lại (re-adjusted – R).
Nói cách khác, sau khi bạn thực hiện mục tiêu, bạn quay lại để đánh giá và sau đó thực hiện những điểu chỉnh để phản ánh sự đánh giá đó.
Ví dụ như bạn nói đang muốn giảm cân và đặt mục tiêu giảm 10 pounds trong một tháng. Điều này thực sự liều lĩnh, nhưng với một số người thì mục tiêu này có thể xoay sở được nếu bạn thực hiện ăn kiêng và tập thể dục nhiều. ER sẽ được thực hiện trong hai tuần sau khi bắt đầu và cho phép bạn nhìn lại toàn bộ quá trình của mình.
Những thứ đang diễn ra có tốt cho bạn không? Có điều gì cần cải thiện không?
Bước này trong hệ thống có thể giúp ích cho bạn rất nhiều. Nếu bạn đang ở vị trí mà bạn muốn, bạn sẽ xây dựng thêm động lực và sự tự tin. Nếu không, bạn sẽ chuyển đến bước R và điều chỉnh lại mục tiêu của mình. Có thể bạn đã hơi quá tham vọng và cần kiên nhẫn hơn. Tại sao bạn không hạ thấp tiêu chuẩn xuống một ít để giúp bạn tạo thêm động lực?
Những mục tiêu SMARTER tốt hơn bởi vì có một hệ thống kiểm tra ngay tại chỗ. Những mục tiêu SMART cũng có điều tương tự, nhưng các phương pháp thì tập trung vào đặc tính của mục tiêu hơn và kiểm tra chúng sau đó.
2. Loại bỏ những thói quen xấu
Mục đích của các mục tiêu là để bạn loại bỏ những thói quen xấu, vì thế việc nhắc lại điều này là hoàn toàn xứng đáng vì những thói quen xấu không chỉ tập trung vào một khía cạnh trong cuộc đời bạn. Có nhiều thói quen xấu xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi chẳng hạn như việc viện cớ vậy.
Cuối cùng, chúng chặn đứng sự tiến bộ của bạn, dập tắt động lực và khiến bạn bực bội để đối phó, và điều này đòi hỏi cần phải luyện tập sự kiên nhẫn. Quá trình này cần thời gian để thực hiện.
Đề nghị của tôi là hãy dành thời gian để nhận ra những thói quen xấu của bạn. Những thói quen nào bạn có mà bạn cho là không tốt cho bạn? Hãy viết chúng ra và xử lý chúng với một kế hoạch để loại bỏ chúng ra khỏi cuộc đời của bạn.
Tốt hơn hết, hãy thay đổi những thói quen xấu bằng nhiều thói quen tốt. Để làm điều này, hãy xem xét những thói quen xấu mang lại gì cho bạn. Mỗi thói quen đều nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó, dù cho là sự ủng hộ về mặt cảm xúc, cảm giác hài lòng hay mãn nguyện,..
Hãy tìm hiểu những gì thói quen xấu mang lại cho bạn và tìm thứ tương tự nhưng tốt hơn để có thể làm đáp ứng nhu cầu tương tự.
3. Xây dựng nguyên tắc tự kỷ luật
Một chiến lược nữa là hãy xây dựng nguyên tắc tự kỷ luật. Khi bạn có kỷ luật, bạn không cần phải quá lo lắng về việc tìm động lực để thực hiên. Thậm chí suốt những giai đoạn đầu tiên, bạn có thể ở trong trạng thái mà bạn sẽ không phải suy nghĩ về việc làm một nhiệm vụ nhất định.
Bạn sẽ làm mọi thứ cách tự động mà không cần suy nghĩ.
Một ví dụ hay cho điều này tại nơi làm việc là xây dựng thói quen buổi sáng của bạn. Mỗi buổi sáng, bạn sẽ có một danh sách các nhiệm vụ bạn cần chuẩn bị trong suốt buổi sáng đó. Nếu bạn muốn có một buổi sáng trọn vẹn hơn – miễn là bạn không hài lòng với những thói quen hiện tại – bạn có thể kết hợp với các hoạt động khác. Không lâu sau, chúng sẽ trở thành một phần trong thói quen của bạn.
4. Hạn chế những thứ gây sao nhãng
Ngoài việc trên hết là phải loại trừ những thói quen xấu, bạn cũng cần tập trung vào việc có ít sự sao nhãng trong cuộc đời. Một vài cách bạn có thể hạn chế sự sao nhãng là hãy tổ chức không gian làm việc của bạn tốt hơn.
Một lựa chọn khác là hãy cân nhắc có những hoạt động mà bạn có thể ưu tiên thực hiện trước khi làm việc hoặc chúng giúp bạn đạt trạng thái bắt đầu. Những hoạt động như ngồi thiền hoặc nghe âm thanh trắng (white noise) hoặc nhạc nền nhẹ có thể giúp ích trong những vấn đề đó.
5. Hãy quản lý thời gian tốt hơn
Thêm một lưu ý nữa có liên quan đến sự sao nhãng đó là có thể bạn là kiểu người hay bị sao nhãng bởi những nhiệm vụ khác. Bạn chỉ có 24 giờ mỗi ngày và một phần thời gian trong đó phải dành riêng cho việc ăn và ngủ.
Thời gian của bạn rất đáng giá và bạn phải chắc chắn rằng mình sử dụng thời gian cách khôn ngoan. Hãy nhớ rằng sử dụng thời gian khôn ngoan không có nghĩa là lúc nào cũng phải làm việc. Hãy đảm bảo rằng bạn có sự cân bằng với các nhu cầu khác như nhu cầu xã hội hay chăm sóc sức khỏe.
Bạn phải chắc chắn rằng bất kỳ việc gì bạn làm ở thời điểm hiện tại đều xứng đáng với thời gian của bạn. Lợi ích mà bạn nhận được từ việc thực hiện những hoạt động đó là gì? Lợi ích mà bạn nhận được từ việc trò chuyện và ở bên một người đặc biệt nào đó là gì?
Hãy nhớ rằng không phải lúc nào những lợi ích này cũng đặc biệt hay phi thường, nhưng bạn cần phải quan tâm để đảm bảo rằng bạn không phí thời gian cho những thứ kéo bạn lại hoặc quá khó để tập trung. Điều tương tự cũng được áp dụng cho các hoạt động.
6. Hãy làm những thứ quan trọng nhất trước hết
Điều này được lặp đi lặp lại dưới những hình thức khác nhau, nhưng tất cả đều có một nguyên tắc chung. Hãy dành cơ hội đầu tiên mà bạn có để giải quyết nhiệm vụ lớn nhất. Chính điều này mang lại rất nhiều động lực để làm việc.
Nhiều người cho rằng việc giải quyết những nhiệm vụ nhỏ trước sẽ dễ dàng để tạo động lực cho những việc lớn hơn và tôi thấy điều này cũng có logic của nó. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng những nhiệm vụ nhỏ cũng sẽ làm cạn dần năng lượng của bạn.
Nếu bạn dành cả ngày để hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ nhằm hướng đến mục tiêu của bạn, có thể bạn sẽ không còn đủ năng lượng và động lực cho nhiệm vụ quan trọng nhất vào thời điểm cuối ngày.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể có nhiều năng lượng nhất vào buổi sáng và vì thế, việc sử dụng nguồn năng lượng đó cho nhiệm vụ đòi hỏi nhiều năng lượng là khá hợp lý. Sau đó, dần về thời điểm cuối ngày, nguồn năng lượng đang giảm dần của bạn sẽ được dành cho những hoạt động không đòi hỏi nhiều sức mạnh trí não hay thể chất.
7. Chấp nhận thất bại
Chiến lược cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ chính là chấp nhận thất bại. Đây chính là chìa khóa để sống lạc quan, hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đạt được mục tiêu của mình. Sẽ có những ngày bạn không làm được gì cả hoặc phải nhận một thất bại.
Đừng lo lắng quá nhiều và hãy xem đó là một bài học để cải thiện trong lần sau. Hãy qua trở lại với phần mục tiêu SMARTER, và bạn biết mình cần phải làm gì.
Khi bạn gặp phải sự chậm trễ hay muốn ghi nhận lại quá trình của mình, hãy thực hiện việc đánh giá và hãy điều chỉnh nếu thấy cần thiết.
Lời kết
Việc hoàn thành các mục tiêu là một thách thức và đòi hỏi khá nhiều ở mỗi người chúng ta. Bạn cần phải làm việc chăm chỉ và phải giữ được động lực của mình.
Ngay từ đầu, việc ngại thay đổi và quay lại con đường cũ rất dễ xảy ra. Không sao đâu. Hãy nhớ rằng động lực đến khi chúng ta bắt đầu làm điều gì đó và tiếp tục nó.
Giống như tảng đá lăn xuống vách đá, nếu bạn thực hiện những chiến thuật đặc biệt này, bạn sẽ nhận thấy rất dễ để có được động lực và nguồn năng lượng để hoàn thành mục tiêu dù ở bất kỳ thời điểm nào, và sẽ không có gì cản được bước tiến của bạn.
Theo Leon Ho – Lifehack
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC