Những năm gần đây, tài nguyên nước thế giới đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt. Theo WHO và UNICEF, cứ 4 người thì có 1 người thiếu nước uống an toàn trong nhà và gần một nửa dân số thế giới thiếu điều kiện vệ sinh được quản lý an toàn.
Báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho thấy, hàng tỉ người trên thế giới sẽ không thể tiếp cận các dịch vụ nước uống, các dịch vụ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân một cách an toàn toàn vào năm 2030 trừ khi nỗ lực về vấn đề này phải tăng lên gấp 4 lần. Theo đó, dịch Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng và nhu cầu cấp thiết phải được rửa tay thường xuyên bằng nước sạch trong cộng đồng.
Nước sạch luôn được coi là yếu tố mang tính chất sống còn đối với mỗi gia đình, mỗi quốc gia và cũng là vấn đề lớn mà thế giới phải đối mặt trong nhiều năm qua. Cùng nhìn lại những bức hình ám ảnh về tình trạng thiếu nước sạch dưới đây:
Trẻ em xếp hàng lấy nước sạch từ nguồn viện trợ tại thủ đô Sanaa, Yemen ngày 22/10/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)
Người dân tập trung lấy nước quanh miệng giếng khổng lồ ở làng Natwarghad, thuộc bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ.
Nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn cầu đã tăng gấp sáu lần trong 100 năm qua và đang tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 1%/năm kể từ những năm 1980. (Ảnh: UNICEF)
Hai phụ nữ đánh nhau để giành nước ở một bồn chứa nước công cộng tại khu vực ngoại ô Ahmedabad. (Ảnh: Reuters)
Người tị nạn ở Somalia về chỗ ở sau khi lấy nước phía ngoài rìa khu trại Dagahaley ở Dadaab, Kenya. (Ảnh: Getty)
Nhu cầu sử dụng nước sạch cho các vấn đề thiết yếu hằng ngày ngày một tăng cao. (Ảnh: Năng lượng sạch Việt Nam)
Tình trạng hạn hán kéo dài khiến người dân Ấn Độ phải chật vật tìm cách xoay sở để có đủ nước sinh hoạt. (Ảnh: Reuters)
Cậu bé uống nước trong ao làng Bule Duba, Ethiopia. (Ảnh: Reuters)
Người dân đội những thùng nước quý giá ở trại Tomping, gần thủ đô Juba của Nam Sudan. (Ảnh: Reuters)
Một cô bé đang lấy nước từ 1 chiếc hố nhỏ mới đào gần giếng cạn ở Jamam, Nam Sudan. (Ảnh: AFP
Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức khai thác bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch. Mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào.
Các biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả
1. Nâng cao ý thức cộng đồng
Để bắt tay vào hành động, mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào. Đây là chiến dịch của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu.
“Một cây làm chẳng nên non – 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, một người bảo vệ nguồn nước thì sẽ vô ích nhưng nhiều người, cả xã hội cùng có ý thức bảo vệ nguồn nước thì chắc chắn kết quả sẽ khác.
Do đó, biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên là thức tỉnh và nâng cao ý thức của người dân hành động. Hành động tiết kiệm nước sạch khi sử dụng.
2. Giữ sạch nguồn nước
Biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả tiếp theo là giữ sạch nguồn nước. Không nên vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không được thải trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn nước sạch. Không được phóng uế bậy ra nguồn nước, đặc biệt không sử dụng phân tươi để bón cho rau củ, cây cối. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc sử dụng, nếu sử dụng cần phải đúng hướng dẫn.
3. Tiết kiệm nguồn nước sạch
Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, bạn hãy tắt vòi nước khi đánh răng/rửa mặt/rửa tay/giặt giũ xong. Đường ống dẫn nước/bể nước bị rò rỉ cần phải kiểm tra và khắc phục ngay để tránh bị thất thoát nước sạch ra ngoài. Đặc biệt, khi trời có mưa, nên sử dụng thùng đựng nước mưa để tận dụng vào việc rửa dụng cụ, rửa xe cộ hoặc dùng để tưới cây. Vừa tận dụng được nước mưa từ thiên nhiên vừa tiết kiệm được nguồn nước sạch, tránh gây lãng phí.
Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước
4. Xử lý phân thải đúng cách
Biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả tiếp theo được Chính phủ các nước khuyến khích áp dụng đó chính là xử lý phân thải đúng cách. Đối với các gia đình đông thành viên, gia đình làm vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm cần phải có kế hoạch thu gom phân thải khoa học. Nên xây dựng các hố ủ vệ sinh khoa học để đựng và ủ phân trước khi đem bón cho cây hoặc xả ra môi trường. Tuyệt đối tránh tình trạng xả phân trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
5. Phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt
Mỗi gia đình cần trang bị các thùng đựng rác có nắp đậy. Đồng thời, phải biết cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ để có các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả. Đối với các tòa nhà chung cư, sinh hoạt tập thể, công cộng, cần có các thùng rác lớn nắp đậy kín và phân loại rác rõ ràng. Đồng thời, những khu sinh sống tập thể cần phải có các biện pháp xử lý rác hợp vệ sinh, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước sạch.
Phân loại và xử lý đứng các loại rác thải sinh hoạt
6. Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp
Mỗi khu vực, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi đổ ra cống xả nước chung. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp, bệnh viện, quá trình xử lý nước thải lại cần được chú trọng hơn. Phải xây dựng và tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý nước thải ra môi trường. Tránh tình trạng xả trực tiếp nguồn nước sinh hoạt ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.
7. Hướng tới nông nghiệp xanh
Người nông dân có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng cách hướng tới nông nghiệp xanh. Cụ thể, nông dân hãy xây dựng và lên kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng trong nông nghiệp. Hạn chế tối đa tình trạng chất dinh dưỡng dư thừa ngấm vào đất, nguồn nước ngầm. Hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, diệt cỏ bằng kỹ thuật, …
8. Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm
Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì nilon cũng là biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả. Vì thế, bạn nên tránh dùng các túi đựng, sử dụng một lần như: Hộp đựng thức ăn nhanh, cốc nhựa, … Khi đi mua sắm, nên mang túi riêng đi đựng để bảo vệ môi trường.
Nên sử dụng túi thân thiện với môi trường khi đi mua sắm các bạn nhé.
9. Tận dụng sản phẩm có thể tái chế
Thay vì sử dụng các sản phẩm chỉ sử dụng một lần hay bao bì nilon gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Hãy áp dụng phương pháp tận dụng sản phẩm có thể tái chế sử dụng. Hành động này sẽ góp phần giảm thiểu được một số lượng rác thải lớn ra môi trường. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy thích thú với sự sáng tạo của mình trước các đồ dùng được tái chế.
10. Tránh gây ô nhiễm trong nông nghiệp
Thực tế, không chỉ các hoạt động sản xuất công nghiệp mới gây ô nhiễm nguồn nước. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng gây hưởng lớn đến nguồn nước sạch sinh hoạt của con người. Vì thế, đối với chăn nuôi, người dân nên kết hợp với kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp cao. Cần phải có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đồng bộ tránh tình trạng thải chất thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Đối với cây trồng, nông dân cần phải sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng thời gian tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm môi trường đất, dẫn tới ô nhiễm chất lượng nguồn nước.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC